Những loại hạt tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn uống là cách đơn giản và hiệu quả để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Hãy cùng BALIFOOD tìm hiểu những loại hạt tốt cho bà bầu 3 tháng đầu trong bài viết này nhé!

Những loại hạt tốt cho bà bầu 3 tháng

Các loại hạt tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ duy trì sức khỏe cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển các cơ quan quan trọng.
Các loại hạt là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào, từ protein, chất béo không bão hòa, đến vitamin và khoáng chất yếu không thể bỏ qua cho cả mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ. Trong giai đoạn mang thai việc bổ sung các loại hạt dinh dưỡng có thể mang đến nhiều lợi ích như:

  • Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của em bé, giúp hạn chế tình trạng dị tật bẩm sinh.
  • Giúp bà bầu giảm ốm nghén, cải thiện sức khỏe.
  • Hỗ trợ thai nhi phát triển về hệ thần kinh và thị giác.
  • Giảm nguy cơ mẹ bầu sinh non, tiền sản giật.

Vậy hạt gì tốt cho bà bầu? Dưới đây BALIFOOD sẽ chia sẻ đến bạn các loại hạt bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu và cả thai kỳ.

Hạt óc chó

Hạt óc chó giàu Omega-3, DHA, vitamin E, B6, axit folic, magie,… mang đến nhiều lợi ích như: Hỗ trợ thai nhi phát triển trí não, thị giác và tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ bầu.
Phụ nữ mang thai nên tiêu thụ khoảng 30g hạt óc chó (4-5 quả) mỗi ngày, có thể ăn sống hoặc thêm vào salad.

Hạt hạnh nhân

Hạt hạnh nhân chứa nhiều dưỡng chất như: Protein, chất xơ, vitamin E, B2, magiê, canxi,…

  • Giúp giảm ốm nghén, ổn định đường huyết, ngăn ngừa táo bón.
  • Tốt cho sự phát triển hệ miễn dịch, xương và cơ của thai nhi.
  • Giúp bà bầu giảm nguy cơ thiếu máu và khỏe mạnh trong thai kỳ.

Khuyến nghị bà bầu nên dùng 20 – 25 hạt hạnh nhân đã ngâm và bóc vỏ mỗi ngày để tối ưu hóa lợi ích.

Hạt Macca

Bầu 3 tháng đầu ăn hạt macca được không? Nếu bạn đang có thắc mắc này thì đừng lo lắng, vì việc ăn macca rất tốt cho mẹ và bé. Hạt mắc ca giàu chất béo không bão hòa đơn, Omega-3, vitamin B6, thiamine,…

  • Hỗ trợ phát triển trí não, duy trì sức khỏe hệ thần kinh và tim mạch của thai nhi.
  • Giúp bà bầu giảm cholesterol, kiểm soát huyết áp.
  • Tốt cho sức khỏe da và tóc.

Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn khoảng từ 10 – 12 hạt macca.

Hạt điều

Bà bầu 3 tháng đầu ăn hạt điều được không? Trong hạt điều giàu magie và kẽm, hỗ trợ sự phát triển của xương và hệ miễn dịch. Vậy nên các mẹ bầu nên bổ sung hạt điều trong thai kỳ để có sức khỏe tốt hơn cho cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, khi ăn hạt điều bà bầu nên lưu ý chọn hạt điều rang muối, không tẩm gia vị. Đồng thời nên chọn hạt điều nguyên vẹn và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Hạt dẻ

Nếu bạn thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn hạt dẻ được không? thì câu trả lời là có.

Hạt dẻ cung cấp năng lượng và các khoáng chất như kali và magie, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và sức khỏe tim mạch.
Có thể kết hợp hạt dẻ vào bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu bằng cách luộc, rang hoặc nướng lên ăn trực tiếp, thêm vào món xào, nấu canh hoặc làm bánh.

Đọc thêm:  Ăn các loại đúng cách và tốt cho sức khỏe

Hạt dẻ cho bà bầu 3 tháng

Hạt dẻ cười

Hạt dẻ cười giàu axit folic và các chất dinh dưỡng như: Protein, vitamin B6, E, kali, magie,…

  • Giúp em bé giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Giúp bà bầu giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Lưu ý: Bà bầu chỉ nên ăn hạt dẻ cười đã rang và không nên tiêu thụ quá nhiều, mỗi ngày tốt nhất ăn khoảng từ 10-15 hạt.

Hạt chia

Hạt chia giàu axit béo omega-3 ALA, có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Bà bầu có thể rắc hạt chia vào sữa, nước uống, sữa chua hoặc sinh tố dùng mỗi ngày để tăng cường dinh dưỡng.

Một số loại hạt khác tốt cho sức khỏe của bà bầu

Ngoài các loại hạt ở trên, còn có nhiều loại hạt khác tốt cho phụ nữ mang thai như:

  • Hạt bí ngô: Có chứa Protein, kẽm, magie, vitamin B, E,… Giúp giảm nguy cơ thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ổn định huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa. Mỗi ngày nên dùng 1 muỗng canh hạt bí ngô.
  • Hạt Sen: Có tác dụng an thần, giúp cải thiện giấc ngủ của bà bầu. Nên tiêu thụ hạt sen đã nấu chín và tránh ăn sống để đảm bảo an toàn.
  • Đậu Phộng và các loại đậu khác: Giúp cung cấp protein và chất xơ. Nhưng cần lưu ý về nguy cơ dị ứng, bà bầu nên thử nghiệm từng loại đậu một cách cẩn thận.
  • Nho khô: Cung cấp năng lượng tức thì và các khoáng chất như sắt và kali. Bà bầu có thể thêm nho khô vào ngũ cốc hoặc ăn trực tiếp như một món ăn nhẹ.

Bà bầu nên ăn các loại hạt vào thời điểm nào?

Việc lựa chọn thời điểm thích hợp để ăn các loại hạt trong thai kỳ có thể góp phần tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Bà bầu có thể tham khảo một số thời điểm tốt nhất để ăn các loại hạt trong thai kỳ được BALIFOOD gợi ý dưới đây.

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt thông, đậu phộng, hoặc hạt phỉ chứa axit béo lành mạnh, nên được tiêu thụ trong ba tháng đầu của thai kỳ. Bởi vì, đây là giai đoạn não bộ của thai nhi trải qua nhiều quá trình phức tạp và cần được cung cấp đủ dưỡng chất.

  • Trong suốt thai kỳ:

Bà bầu có thể ăn các loại hạt mỗi ngày, nhưng nên chú ý đến lượng tiêu thụ. Một số khuyến nghị cho rằng việc ăn khoảng 56-85g hạt mỗi tuần có thể giúp cải thiện khả năng nhớ, chú ý và chỉ số IQ của trẻ sau này.
Nên ăn hạt ít nhất 3 lần một tuần, đặc biệt là các loại: Hạnh nhân, óc chó và hạt dẻ cười, được khuyến khích để tận dụng tối đa các dưỡng chất.

  • Buổi sáng:

Vào buổi sáng nên ăn các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, macca sẽ giúp bà bầu có thêm năng lượng, giảm ốm nghén và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Có thể ăn kèm với sữa chua, trái cây hoặc ngũ cốc để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.

  • Buổi phụ:

Ăn các loại hạt như hạt dẻ cười, hạt bí ngô vào buổi phụ giúp bà bầu chống đói, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu. Nhưng nên ăn một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều để không ảnh hưởng đến bữa chính.

  • Buổi tối:

Bổ sung các loại hạt như hạnh nhân, hạt sen vào buổi tối giúp bà bầu dễ ngủ, cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. Nên ăn hạt trước khi đi ngủ khoảng 1-2 tiếng để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Đọc thêm:  Ăn hạt mắc ca có tác dụng gì?
Hình ảnh bà bầu ăn hạt óc chó
Hình ảnh bà bầu ăn hạt óc chó

Các loại hạt bà bầu không nên ăn

Khi mang thai, việc lựa chọn thực phẩm an toàn và lành mạnh là rất quan trọng. Mặc dù hầu hết các loại hạt đều an toàn và có lợi cho bà bầu. Nhưng cũng có một số trường hợp cụ thể mà bà bầu có thể cần tránh hoặc hạn chế ăn một số loại hạt để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

  • Bà bầu nên tránh các loại hạt có nguy cơ gây dị ứng cao.

Nếu có tiền sử dị ứng với hạt hoặc có nguy cơ dị ứng cao, bà bầu nên tránh ăn hạt để phòng tránh phản ứng dị ứng. Một số loại hạt có nguy cơ dị ứng phổ biến như: Hạt phỉ, hạt điều và hạt dẻ cười.

  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn hạt có hàm lượng chất béo cao.

Mặc dù chất béo là một phần quan trọng của chế độ ăn uống, nhưng bà bầu cần lưu ý đến lượng chất béo tiêu thụ từ hạt để tránh tăng cân không kiểm soát. Các loại hạt như hạt macca, óc chó có hàm lượng chất béo cao và nên được tiêu thụ một cách điều độ với lượng phù hợp.

  • Tránh ăn hạt có thể gây vấn đề tiêu hóa.

Một số loại hạt như: Hạt ý dĩ, hạt dẻ, hạt hướng dương,… có thể gây khó tiêu hoặc chướng bụng, đặc biệt nếu ăn quá nhiều một lúc. Bà bầu nên ăn các loại hạt này một cách cẩn thận và theo dõi cơ thể của mình để tránh vấn đề tiêu hóa.

  • Nên hạn chế ăn hạt đã qua chế biến.

Hạt đã qua chế biến như hạt rang muối, rang mật ong, tẩm gia vị hoặc hạt phủ sôcôla có thể chứa lượng muối hoặc đường cao, không tốt cho sức khỏe. Các mẹ bầu nên chọn hạt tự nhiên, không gia vị và không thêm đường.

  • Sử dụng hợp lý các loại hạt có thể gây tác dụng phụ khác

Một số loại hạt dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu hoặc có hàm lượng calo cao. Vì vậy, bà bầu cần lưu ý và tiêu thụ những hạt này một cách cân nhắc.
Bên cạnh các loại hạt trên, bà bầu cũng nên cẩn thận với các loại hạt có vị đắng, cay hoặc có mùi lạ.

Lưu ý khi ăn hạt dinh dưỡng cho bà bầu

Bà bầu có thể ăn hạt trực tiếp hoặc chế biến các loại hạt thành nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng như: Sữa hạt, cháo hạt, salad kết hợp với hạt dinh dưỡng, bánh nướng hạt, ăn sinh tố cùng hạt,…
Tuy nhiên, khi ăn các loại hạt dinh dưỡng mẹ bầu nên lưu ý một số điều quan trọng dưới đây.

  • Nên chọn mua hạt có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
  • Nên rang hoặc sấy hạt chín trước khi ăn.
  • Ăn hạt với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
  • Tránh ăn hạt bị mốc, hư hỏng.
  • Bà bầu nên tránh ăn hạt nếu có tiền sử dị ứng với hạt hoặc được chuyên gia y tế khuyến cáo không nên ăn.

Nếu có bất kỳ lo ngại nào về dị ứng hoặc tác dụng phụ, mẹ bầu hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của mình, để được tư vấn cụ thể trước khi thay đổi chế độ ăn uống.

Vậy là BALIFOOD đã giúp bạn biết được những loại hạt tốt cho bà bầu 3 tháng đầu cũng như cả thai kỳ. Bà bầu nên bổ sung đa dạng các loại hạt vào khẩu phần ăn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Tuy nhiên, cần kết hợp ăn uống đa dạng và cân đối để đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Chúc mẹ bầu thành công!