Trong 3 tháng đầu thai kỳ, chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của bé. Vậy liệu bánh tráng trộn, món ăn vặt yêu thích của nhiều người, có phải là lựa chọn an toàn cho bà bầu? Bài viết này BALIFOOD sẽ giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn bánh tráng trộn được không? Hãy tham khảo ngay để có thể đưa ra quyết định đúng đắn hơn khi lựa chọn thức ăn trong thai kỳ nhé!
Bầu 3 tháng đầu ăn bánh tráng trộn được không?
Bánh tráng trộn là món ăn vặt phổ biến được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Món ăn này có sự kết hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau như bánh tráng, trứng cút, xoài xanh, rau răm, bò khô, muối tôm, nước sốt me,… tạo nên hương vị thơm ngon, chua chua, cay cay, mặn mặn.
Vậy các bà bầu ăn bánh tráng trộn được không? Với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, việc ăn bánh tráng trộn có thể cung cấp một số dưỡng chất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm an toàn và đảm bảo dinh dưỡng là hết sức quan trọng. Vì vậy bà bầu cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thêm món này vào chế độ ăn uống của mình.
Lợi ích và rủi ro khi ăn bánh tráng trộn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Nếu bạn chỉ thắc mắc có bầu ăn bánh tráng được không? thì bánh tráng thông thường bà bầu có thể dùng để cuốn ăn kèm với thịt, cá, rau như một món ăn trong ngày. Tuy nhiên, cần chọn mua bánh tráng đảm bảo chất lượng, sạch sẽ và an toàn vệ sinh.
Còn nếu bạn thắc mắc có bầu ăn bánh tráng trộn được không? Món bánh tráng trộn cung cấp năng lượng và có hương vị phong phú. Nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro như tăng cân và nguy cơ nhiễm khuẩn do vệ sinh không đảm bảo.
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về những lợi ích và rủi ro khi bà bầu ăn bánh tráng trộn.
Lợi ích khi bà bầu ăn bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn là món ăn vặt bao gồm các thành phần cơ bản như: Bánh tráng, bò khô, trứng cút, đậu phộng, xoài, rau răm và sa tế ớt/nước sốt gia vị (chứa nhiều đường muối,…). Một phần 100g bánh tráng trộn có thể cung cấp khoảng 300-330 calo, 16g chất béo, 33g carbs và 5g protein.
Những thành phần trong bánh tráng trộn có thể cung cấp năng lượng và một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin C, vitamin A, vitamin B12, sắt, protein, chất xơ,… Vị chua cay của món ăn này mang đến cảm giác ngon miệng hơn, giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác nghén trong thai kỳ.
Vì vậy với câu hỏi bầu có được ăn bánh tráng trộn không? Câu trả lời cho bạn là bầu vẫn có thể ăn được bánh tráng trộn. Tuy nhiên, nên ăn với lượng hạn chế, đồng thời cần lưu ý đến những tác hại có thể xảy ra. Tốt nhất nên ăn sản phẩm đảm bảo chất lượng hoặc tự làm tại nhà để an toàn cho sức khỏe.
Tác hại của bánh tráng trộn đối với bà bầu 3 tháng đầu
Việc ăn bánh tráng trộn có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đối với bà bầu như:
- Tăng cân: Bánh tráng trộn chứa nhiều calo và có chất béo xấu, nhưng lại rất ngon miệng nên có thể khiến mẹ bầu ăn nhiều, dẫn đến tăng cân, thừa cân.
- Nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao: Bánh tráng trộn thường được bán ở các quán ven đường, vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, bà bầu ăn bánh tráng trộn có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa,…
- Gây nóng trong người, táo bón: Các nguyên liệu như xoài xanh, bò khô, rau răm có tính nóng, kết hợp với nước sốt cay nồng có thể khiến bà bầu bị nóng trong người và táo bón.
- Kích thích co bóp tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai: Rau răm là một trong những nguyên liệu có thể kích thích co bóp tử cung. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Bầu 3 tháng đầu ăn bánh tráng muối được không?
Trong giai đoạn 3 tháng đầu mẹ bầu nên hạn chế ăn bánh tráng muối. Bởi vì, món ăn này được chế biến với nhiều muối, bà bầu ăn nhiều muối có thể dẫn đến tình trạng phù nề, tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.
Trường hợp nếu bạn thực sự thèm ăn bánh tráng muối, thì có thể ăn một lượng nhỏ. Nhưng cần lưu ý chọn mua ở những nơi đảm bảo vệ sinh, hoặc tự làm tại nhà và uống nhiều nước để giúp cơ thể thanh lọc độc tố và giảm bớt tính nóng của bánh tráng muối.
Khuyến nghị giúp bà bầu ăn bánh tráng trộn an toàn cho sức khỏe
Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn bánh tráng trộn nhưng cần lưu ý một số điều sau:
- Hạn chế ăn bánh tráng trộn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì, trong 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm, do đó nên hạn chế các món ăn có thể gây kích ứng hoặc không đảm bảo vệ sinh.
- Đảm bảo ăn bánh tráng trộn có nguyên liệu tươi ngon, hợp vệ sinh.
- Nên tự làm bánh tráng trộn tại nhà để kiểm soát thành phần, lượng gia vị và chất lượng. Và đảm bảo không sử dụng những nguyên liệu phụ gia không cần thiết, thực phẩm đã qua chế biến sẵn, có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu.
- Bánh tráng trộn có thể chứa lượng lớn calo cao và chất béo, do đó mẹ bầu chỉ nên ăn với lượng vừa phải, hạn chế lượng tiêu thụ để tránh tăng cân không kiểm soát.
- Bà bầu nên lắng nghe cơ thể và dừng ăn bánh tráng trộn ngay lập tức nếu cảm thấy không thoải mái hoặc có dấu hiệu không dung nạp.
- Phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn bánh tráng trộn để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong chế độ ăn uống để giúp giảm bớt tính nóng của bánh tráng trộn, giúp thanh lọc độc tố và cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Lưu ý: Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc muốn đảm bảo an toàn trong thai kỳ, thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn bánh tráng trộn.
Ngoài ra, mẹ bầu nên chọn các món ăn vặt tốt cho sức khỏe. Thay vì ăn bánh tráng trộn, thì bạn có thể chọn những món ăn vặt tốt cho sức khỏe như: Sữa chua, trái cây tươi, các loại hạt dinh dưỡng (hạt óc chó, hạnh nhân, macca, hạt chia,…).
Đến đây BALIFOOD hy vọng đã giúp bạn biết được bà bầu ăn được bánh tráng trộn không? Đối với các mẹ bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn bánh tráng trộn. Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cần được chú trọng, mẹ bầu có thể chọn thực phẩm an toàn như bánh tráng trộn tự làm tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.